Dưới đây là một số tiêu chuẩn phân biệt cơ bản nhằm giúp bạn xác định được loại máy nén khí giá rẻ phù hợp với nhu cầu, cơ sở vật chất, cũng như hạn mức chi phí của bạn.
Hướng dẫn chọn mua máy nén khí theo nhu cầu sử dụng thực tế
Động cơ 1 pha và 3 pha: máy động cơ 3 pha chỉ có thể hoạt động được trên dòng điện 3 pha, tương tự như vậy với máy động cơ 1 pha.
– Máy động cơ 1 pha: các máy có công suất từ 3 HP trở xuống.
– Máy động cơ 3 pha: thường là các máy công suất 5,5 HP trở lên.
Công suất máy (HP)
Trước khi mua máy nén khí thì đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà bạn phải lựa chọn kỹ lưỡng, bằng cách dự tính chuẩn xác khối lượng và loại công việc mà bạn sẽ yêu cầu máy phải thực hiện. Máy có công suất quá yếu so với công việc thực tế sẽ dẫn đến sụt giảm nghiêm trọng năng suất làm việc. Mặt khác, việc đầu tư máy có công suất quá thừa thãi với nhu cầu sử dụng sẽ dẫn đến hao phí tiền, thời gian và các chi phí khác.
Máy động cơ 3 pha
Cách chia máy nén khí theo công suất:
– Máy công suất 1-3 HP: phục vụ cửa hàng sửa xe máy, ô tô, xe tải cỡ nhỏ. Công việc bao gồm chạy súng xiết bu lông cỡ nhỏ, bơm lốp, xịt bụi, xịt khô, mài săm lốp, phun bọt tuyết, đẩy bàn nâng xe máy, v.v…
– Máy công suất 5,5-15 HP: phục vụ cửa hàng sửa ô tô và ga-ra với yêu cầu công việc nặng nhọc hơn. Công việc bao gồm chạy súng xiết bu lông cỡ lớn, bơm xe tải, đẩy cầu nâng dùng hơi, v.v…
Kiểu máy (mini, 1 cấp, 2 cấp, v.v…)
Phần lớn máy nén khí trên thị trường hiện nay, đặc biệt là máy phục vụ ngành sửa chữa ô tô, xe máy đều là máy nén piston loại 1 cấp. Tuy nhiên, do yêu cầu của thị trường ngày càng phong phú và đa dạng hơn, rất nhiều người dùng đang tìm đến các loại máy nén đặc biệt hơn để phục vụ chính xác nhu cầu của họ.
Một số kiểu máy nén khí:
– Máy nén khí loại nhỏ
+ Là loại máy có kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ chuyên phục vụ cho người có công việc mang tính cơ động cao, phải di chuyển nhiều như bảo dưỡng lắp đặt máy tại cơ sở khách hàng, phục vụ sửa chữa, bơm xe đạp, xe máy ngay tại vỉa hè, hoặc có thể sử dụng để vận hành súng phun sơn airbrush.
+ Máy nén khí loại nhỏ lại có công suất (1 HP, 2 HP) ngang ngửa với máy thông thường, bởi vì để đạt được công suất tương đương với máy thông thường trong một thân hình nhỏ nhắn hơn hẳn, máy nén khí loại nhỏ được sản xuất với chỉ số tốc độ mô-tơ cao hơn tiêu chuẩn cơ bản nhằm bù đắp cho việc giảm kích thước động cơ.
– Máy nén khí 1 cấp, 2 cấp:
Với máy 1 cấp, khí sẽ được nén một vòng rồi đi thẳng vào bình chứa khí. Còn đối với máy 2 cấp sẽ có hai vòng nén khí, do vậy khí đi vào bình sẽ có áp suất tối đa cao hơn nhiều so với máy 1 cấp. Cụ thể:
+ Máy 1 cấp: máy có thể lên được áp suất 12 cân (bar), nhưng thường phải dùng thủ thuật, nhưng lại rủi ro về tính an toàn.
+ Máy 2 cấp: máy dễ dàng lên được áp suất 12 cân (bar), máy thường có độ dày và độ cứng cáp cao hơn với máy nén khí 1 cấp.
Áp suất tối đa 12 cân là con số thường được các tiệm sửa lốp quan tâm, bởi tải trọng xe tải thông thường của người Việt hiện nay đang yêu cầu lốp xe phải được bơm rất căng và bu lông được xiết chặt, thậm chí là cao hơn cả tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Để đạt được con số áp suất này, nên sử dụng các trang thiết bị có chất lượng cao, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn của nhà sản xuất hướng dẫn để đảm bảo an toàn lao động và giảm thiểu tối đa rủi ro có thể có trong quá trình sửa chữa xe.