Giảm ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc

2016-12-19 14:39:20 | Lượt xem 3095

Ma sát luôn là vấn đề của máy móc nói chung và vòng bi nói riêng:

 

 

Trong điều kiện làm việc của máy móc, ma sát là một yếu tố cản trở bề mặt trượt hoặc lăn hoạt động. Vì vậy, có thể nói rằng ma sát chỉ xảy ra khi hai bề mặt đang chuyển động tương đối, chẳng hạn như khi một trục khuỷu đang quay trong một chiếc vòng bi hoặc khi một viên đạn bạc đang lăn trong ổ.

 

Quan điểm vi mô về chuyển động trong các bề mặt tương đối nhắc nhở chúng ta rằng mỗi bề mặt đều chứa sự gồ ghề không đồng đều. Nếu không có sự chia tách, chẳng hạn là một lớp màng bôi trơn ở giữa, các điểm gồ ghề sẽ tiếp xúc nhau. Và hậu quả tối thiểu là, sự mài mòn, bám dính và hỏng hóc sẽ xảy ra.

 

Đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến các điều kiện gây mà sát tương đối giữa các bề mặt:

 

  • Bề mặt (Surface finish) – Số lượng, độ nhám, và thậm chí là các điểm tiếp xúc của các điểm gồ ghề trên bề mặt.
  • Nhiệt độ (Temperature)- Nhiệt độ môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến ma sát.
  • Vận hành tải trọng (Operational Load) – ma sát thay đổi gắn liền với tải trọng. Nếu tải trọng vượt quá công suất thiết kế sẽ làm tăng đáng kể ma sát.
  • Tốc độ tương đối (Relative Speed) – Nếu tăng tốc độ vượt ra ngoài mức an toàn cũng làm tăng ma sát.
  • Bản chất của chuyển động tương đối giữa các bề mặt (Nature of the Relative Motion between the Surfaces) – chuyển động trượt đối chọi với chuyển động lăn làm tăng hệ số ma sát.
  • Đặc điểm chất bôi trơn (Lubricant Characteristics) – Những đặc điểm như dầu nhớt cơ bản, độ nhớt và các chất phụ gia thêm vào.

 

Để giảm hệ số má sát nhiều nhất có thể, ta loại bỏ những yếu tố có thể ảnh hưởng bất lợi lên bề mặt chuyển động hay đơn giản kiểm soát chặt chẽ những yếu tố này.

 

Tham khảo: machinerylubrication.com

BÀI VIẾT KHÁC