Dung lượng 3G không cánh mà bay

2017-06-19 04:03:04 | Lượt xem 974

Việc người dùng bị mất tiền oan khi sử dụng các thiết bị 3G không còn là vấn đề mới nhưng gần đây việc này xuất hiện với tần suất lớn kiến người dùng càng đau đầu hơn.

    Không ít người phải sử dụng các thiết bị 3G một cách bắt buộc do điều kiện và hoàn cảnh sử dụng. Và không ít người đau xót khi phải tiêu tốn cả đống tiền để đăng kí 3G mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Dung lượng 3G hết nhanh một cách chóng mặt mặc dù lượng tiêu thụ không hề lớn.

 

 

     Chị Nguyên, đang ở tại Quận 3, TP. Hồ Chí Minh chia sẻ, vì đột xuất phải thường xuyên ra ngoài công tác nên chị đã chuyển từ gói cước 600MB/tháng (70.000 đồng) lên 1.2GB/tháng (100.000 đồng). Tuy nhiên, không biết vì sao mà gói cước này cũng hết nhanh chóng. Chị sau đó còn mua thêm gói cước x19 (19.000 đồng để có thêm 350MB dung lượng tốc độ cao 3G và nó cũng "không cánh mà bay" trong chốc lát.

     Chị chia sẻ : “Có ngày tôi phải mua đến 3 lần gói 19.000 đồng này mà chỉ để mỗi việc check mail và lướt nhanh vài trang web tin tức thông thường. Không xem phim, không tải ảnh hay gửi ảnh, thậm chí không dùng Facebook, vậy mà không hiểu tại sao nhà mạng liên tục báo hết dung lượng 3G. Những khách hàng như chúng tôi không biết việc tính cước, tính dung lượng như thế là có đúng hay chưa?”.

      Một người dùng khác tên Quang T, sống tại Tp.HCM cho biết anh đã tiêu tốn hơn 500 000 đồng phí phát sinh so với gói cước đã đăng kí chỉ trong 2 ngày sử dụng Facebook với tổng thời gian là 2 tiếng đồng hồ. Anh khẳng định rằng với một người am hiểu công nghệ anh đã kiểm tra kĩ điện thoại, số tiền phát sinh thêm không phải do anh sử dụng. Khi yêu cầu thông tin chi tiết và khiếu nại anh đã phải chào thua với số giấy tờ và quy trình quá phức tạp.

      Không phải chỉ có trường hợp của hai anh chị phía trên mà rất nhiều người dùng đang bị nhà mạng rút tiền một cách oan ức . Theo như các chuyên gia về bảo mật và an ninh cho biết người dùng Việt đang phải chịu thiệt rất nhiều do giới hạn quyền lợi người tiêu dùng và sự “ cậy quyền” của các nhà mạng.

 

BÀI VIẾT KHÁC